GPT-4 có làm nên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực công nghệ?
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Đón hè hứng khởi với loạt sản phẩm công nghệ xanh từ Sharp
Ngày 8.1, UBND Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cho biết đã xác định được nguyên nhân nước thải màu đen đổ ra sông Cẩm Lệ từ hướng cửa xả HC3/1 (giao lộ Thăng Long - Lương Định Của) ở phía bờ bắc.Trước đó, người dân phản ánh trên mạng xã hội về tình trạng sông Cẩm Lệ ở phía đường Thăng Long (bờ bắc) có nhiều đoạn đổi màu đen, tương phản với màu nước xanh của sông. Công ty Thoát nước và xử lý nước thải (Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng) cho biết đơn vị đã kiểm tra, xác định vị trí nước thải tràn ra sông là cửa xả thoát nước HC3/1 thuộc tuyến thu gom nước thải trạm bơm HC3. Đặc điểm trạm bơm HC3 là trạm bơm cuối tuyến của các tuyến thu gom phía thượng lưu như tuyến thu gom nước đường Bạch Đằng, đường 2.9 (SPS12, SPS13, SPS14, TB01, TB02) chuyển tải nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân để xử lý.Qua thời gian vận hành, công ty nhận thấy trạm bơm HC3 mặc dù đã vận hành hết 3 bơm theo thiết kế nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng quá tải lúc cao điểm, dẫn đến nước thải tràn.Tình trạng này đã xảy ra hồi tháng 6.2023 (Thanh Niên đã thông tin). Công ty Thoát nước và xử lý nước thải đã có phương án xử lý tạm, hạn chế nước thải tràn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách đắp đập cát tạm tại các cửa xả, tăng khả năng lưu chứa tạm nước thải, hạn chế nước thải tràn. Đồng thời, dừng vận hành tạm thời trong giờ cao điểm để giảm thiểu tình trạng nước thải tràn; xử lý khoáng hóa, phun mùi nhằm giảm thiểu mùi hôi tại các cửa xả.Hiện công ty đã hoàn thành đắp đập cát, ngăn được tình trạng nước thải tràn tại cửa xả. Theo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải, về nguyên nhân, thời gian qua mưa kéo dài dẫn đến gia tăng lưu lượng trong hệ thống thoát nước, giảm hiệu suất vận hành trạm bơm HC3.Để giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải tại Trạm bơm HC3, UBND TP.Đà Nẵng đầu tư bổ sung trạm bơm HC3-01, hiện đã thi công và chuẩn bị bàn giao để vận hành đồng bộ.Đối với nước thải xả ra sông Cẩm Lệ tại cầu Đò Xu, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải xác định đây là vị trí hạ lưu cửa xả tuyến ống đầu ra D400 của Trạm xử lý nước thải Hòa Cường. Trạm này được đầu tư vận hành từ năm 2007 với công nghệ xử lý sinh học kỵ khí bậc 1, không có công đoạn khử trùng. Với đặc trưng của công nghệ yếm khí, nước thải sau xử lý thường có màu xám - đen; khi giao với nước sông Cẩm Lệ (có màu xanh) càng tạo sự tương phản giữa 2 màu nước. Trong thời gian đến, Trạm xử lý Hòa Cường chuyển toàn bộ nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân. Ngoài ra, đây là vị trí chân cầu Đò Xu đoạn nối tiếp hồ Đò Xu với sông Hàn. Hiện hồ Đò Xu đang bị lớp bùn đáy bồi lắng nghiêm trọng, độ cao bùn 0,59 - 1,25 m khiến quá trình phân hủy kỵ khí tại khu vực hồ làm phát sinh tình trạng nước đen và có mùi hôi. UBND TP.Đà Nẵng đã yêu cầu nghiên cứu phương án nạo vét bùn đáy 8 hồ, trong đó có hồ Đò Xu.
Thua ngược SLNA chỉ trong 2 phút, đội Khánh Hòa đặt một chân xuống giải hạng nhất
Ở mùa giải 2024-2025, HAGL chính là đội bóng có lối chơi phòng ngự phản công khó chịu bậc nhất. Trong hệ thống này, Phạm Lý Đức, người trưởng thành từ lò đào tạo của chính đội bóng phố núi là một trong những mắt xích quan trọng. Con số 990 phút ra sân trong 11 trận đấu thể hiện rõ điều này. Với chiều cao 1,82 m cùng một thân hình khá “dày cơm”, trung vệ này thực sự là một đối thủ khó chịu đối với các cầu thủ tấn công tại V-League. Ngoài ra, tinh thần thi đấu luôn rực lửa của Lý Đức cũng là một điểm cộng, là “vũ khí” để anh có thể chiếm một suất dự SEA Games 33 cùng đội tuyển U.22 Việt Nam.Một “sản phẩm” khác của lò HAGL cũng chơi rất nổi bật ở V-League là trung vệ Nguyễn Nhật Minh. Dưới bàn tay của HLV Chu Đình Nghiêm, cầu thủ sinh năm 2003 tiến bộ vượt bậc, dần trở thành trụ cột của CLB Hải Phòng. Trong số 15 lần ra sân ở mùa giải 2023-2024, Nhật Minh có đến 14 lần đá chính. Sau 11 trận mùa này, anh cũng có 10 trận thi đấu, đá chính 7 trận. Có thể nói, anh đang là trung vệ giàu kinh nghiệm bậc nhất lứa tuổi U.22, có lối đá thông minh, giỏi không chiến và luôn chơi đầy tự tin. Trong nhóm được thi đấu nhiều ở V-League còn có Lê Nguyên Hoàng của SLNA. Tính đến thời điểm này, anh đã có gần 1.000 phút thi đấu ở giải đấu cao nhất Việt Nam, dù chỉ mới 19 tuổi. Trong bối cảnh SLNA có lực lượng chủ yếu là các cầu thủ trẻ, cơ hội thi đấu của Nguyên Hoàng từ giờ cho đến SEA Games 33 vẫn còn rất nhiều. Hy vọng rằng anh có thể tích lũy thêm thật nhiều kinh nghiệm để trở thành trụ cột của đội tuyển U.22 Việt Nam ở kỳ đại hội trên đất Thái Lan. CLB Thể Công Viettel thường xuyên cho ra lò những trung vệ giỏi. Sau Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Đức Chiến, Nguyễn Thanh Bình, giờ đây đội bóng quân đội có thêm những cầu thủ tiềm năm là Nguyễn Mạnh Hưng (sinh năm 2005) và Đặng Tuấn Phong (sinh năm 2003). Mạnh Hưng là trung vệ trẻ tài năng, từng được các chuyên gia ở Đức đánh giá rất cao trong chuyến tập huấn cùng đội tuyển U.17 Việt Nam. Anh cùng tiền đạo Hoàng Minh Tiến (HAGL) được giữ lại để tập chuyên sâu 1 tuần tại CLB Eintracht Frankfurt. Sau đó, Mạnh Hưng chơi ấn tượng tại VCK U.20 châu Á 2023, được tích lũy kinh nghiệm tại CLB Bình Phước ở giải hạng nhất 2023-2024. Đến mùa giải này, anh được HLV Nguyễn Đức Thắng gọi về CLB Thể Công Viettel. Tuy nhiên, do đội bóng quân đội vẫn còn đó nhiều trung vệ giỏi, cơ hội cho chàng trai 19 tuổi là chưa nhiều. Dù vậy, anh vẫn có lợi thế cạnh tranh vị trí vì được thi đấu cùng các tuyển thủ U.20 Việt Nam ở nhiều giải. Phần lớn lứa cầu thủ U.20 này sẽ là những nhân tố quan trọng của đội tuyển U.22 Việt Nam tại SEA Games 33 sắp tới. Đặng Tuấn Phong cũng là một trong những cầu thủ trẻ nằm trong kế hoạch của HLV Nguyễn Đức Thắng. Trung vệ này thường được vào sân từ băng ghế dự bị và luôn chơi từ mức tròn vai trở lên mỗi khi được trao cơ hội. Anh cao 1,78 m, con số không quá nổi bật nếu so với các trung vệ khác ở V-League nhưng bù lại, anh có khả năng đọc tình huống tốt, chơi bóng thông minh và chơi chân cũng rất khéo. Trung vệ còn lại xuất thân từ một lò đào tạo ở thủ đô là Nguyễn Đức Anh. Anh trưởng thành từ CLB Hà Nội, đã có hơn 500 phút ra sân tại V-League và đang khoác áo CLB Đà Nẵng theo dạng cho mượn. HLV Đinh Thế Nam từng khen ngợi rằng Đức Anh là mẫu trung vệ hiện đại, giỏi chơi chân, có thể dâng lên tấn công khá tốt và sở hữu vũ khí sút xa ấn tượng. Nếu HLV Kim Sang-sik cần một trung vệ lệch trái thuận chân trái để dễ triển khai tấn công, Đức Anh là sự lựa chọn không tồi. Nhìn chung, đội tuyển U.22 Việt Nam đang có nhiều trung vệ chất lượng và mỗi người có một lợi thế cạnh tranh riêng. Việc của HLV Kim Sang-sik bây giờ là quan sát, đánh giá thật kỹ càng để có thể chọn ra bộ 3 trung vệ tối ưu nhất cho hành trình giành vàng SEA Games 33. Càng có nhiều nhân tố trẻ mà giỏi, ông Kim càng có cơ hội chọn được người tài cho U.22 Việt Nam.
Ngày 30.12, ông Nguyễn Thiên Văn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ký văn bản gửi Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh và UBND TP.Buôn Ma Thuột liên quan đến vụ việc sản xuất giá đỗ độc hại, sử dụng chất cấm trên địa bàn tỉnh.Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, những ngày qua các cơ quan báo chí đăng tải nhiều thông tin về giá đỗ ủ chất cấm và cơ quan chức năng chưa thể hiện rõ trách nhiệm.UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND TP.Buôn Ma Thuột và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung báo chí nêu; báo cáo hoạt động quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với 6 cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất cấm (ngoài danh mục được phép sử dụng); công tác điều tra, truy xuất, triệu hồi và kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay.Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu báo cáo trên địa bàn tỉnh đã cấp được bao nhiêu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP để sản xuất, kinh doanh giá đỗ. Giải pháp để quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giá đỗ trong thời gian đến để kịp thời chấn chỉnh nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý ATTP tại Đắk Lắk. Từ đó, báo cáo tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xử lý trước ngày 2.1.2025.Liên quan đến vụ việc sản xuất giá đỗ độc hại, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) có công văn yêu cầu Sở NN-PTNT Đắk Lắk báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc một số cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất cấm/ngoài danh mục được phép sử dụng bị cơ quan công an phát hiện và khởi tố. Đồng thời, thông tin về hoạt động quản lý ATTP do địa phương thực hiện đối với các cơ sở vi phạm; các biện pháp xử lý; yêu cầu truy xuất triệu hồi và kết quả thực hiện...Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 24.12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 4 vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lâm Văn Đạo (34 tuổi), Vũ Duy Tư (33 tuổi), Nguyễn Văn Quynh (51 tuổi) và Nguyễn Văn Hảo (36 tuổi, cùng trú TP.Buôn Ma Thuột) để điều tra, làm rõ về hành vi vi phạm quy định về ATTP.Tại cơ quan điều tra, các bị can trong vụ án giá đỗ độc hại đã khai đặt mua hóa chất cấm từ TP.HCM về sản xuất giá đỗ để làm cây giá mập, đẹp hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường.Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ của 4 bị can trên tại xã Ea Tu và P.Tân Hòa (TP.Buôn Ma Thuột), phát hiện, thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ tại các cơ sở này đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine, cùng 37 can nhựa chứa 135 lít hoạt chất trên.Bước đầu, các bị can trên khai nhận đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm 6-Benzylaminopurine, hoạt chất không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Chiêm ngưỡng tượng Phật A Di Đà thời Lý từng bị mất trộm phần đầu
Chiều 2.1.2025, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của tỉnh Lâm Đồng đến Km 227+100 (QL20) trên đèo Prenn, thuộc địa bàn P.3 (TP.Đà Lạt) tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ bên đèo Prenn.Thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, người dân phát hiện có một người tử vong trong tư thế treo cổ ở dưới triền đồi bên phải đèo Prenn, hướng từ H.Đức Trọng lên TP.Đà Lạt.Tại hiện trường, người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ trên 1 cành cây, đầu đội mũ, mặc áo trắng bên trong, bên ngoài khoác áo mưa mỏng màu xanh lá cây. Gần đó, cơ quan chức năng phát hiện bóp và giấy tờ tùy thân đã bị đốt cháy đen. Do đó vẫn chưa xác định được nhân thân người xấu số. Sau khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng đưa thi thể người xấu số về nhà từ biệt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay Công an TP.Đà Lạt đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm nhân thân của người đàn ông tử vong.

Làm mới hệ thống điện cho hộ nghèo
Nghệ sĩ Thanh Hằng tự nhận không dám làm thầy dạy cải lương
Trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Đà Lạt đang được nhiều khán giả, cổ động viên mong đợi vì đây là trận đấu "duyên nợ" có diễn biến kịch tính. Ở lượt trận giành tấm vé play-off ở mùa giải trước, đội bóng Trường ĐH Nha Trang đã để thua với tỷ số 0-1 trước Trường ĐH Đà Lạt trên sân nhà. Năm nay, đội bóng Trường ĐH Nha Trang do HLV Nguyễn Anh Tú dẫn dắt đã mang đến giải các gương mặt trẻ là sinh viên năm nhất, năm hai. Đáng chú ý, trong danh sách có những cái tên đã từng tham gia U.17, U.19 Khánh Hòa, như: Minh Hy, Minh Tuấn, Quốc Khánh… Đây là những cầu thủ có thể gây đột biến trong lượt đầu ra quân chạm trán với kình địch Trường ĐH Đà Lạt. Với lực lượng pha trộn giữa trẻ và kinh nghiệm, đội bóng Trường ĐH Nha Trang sẽ mang đến một màu sắc mới với lối chơi thiên về kỹ thuật. Cùng với đội cổ động viên hùng hậu và lợi thế sân nhà, thầy trò HLV Nguyễn Anh Tú có điểm tựa vững chắc về tinh thần, ra sân với tâm trí thoải mái sẽ khiến lối cho lối chơi có phần mạch lạc và quyết tâm dành chiến thắng trước đội bóng cao nguyên Trường ĐH Đà Lạt.Đến với giải năm nay, HLV Nguyễn Văn Luận và BHL đội bóng Trường ĐH Đà Lạt đã cho các cầu thủ tập luyện với các bài sút xa, rèn luyện thể lực. Với những bài tập tăng khả năng dứt điểm cầu môn, các cầu thủ đội bóng cao nguyên sẽ gây đột biến khi thực hiện với những quả sút xa ngoài vòng cấm. Bài đánh "thực dụng" có nền tảng thể lực tốt cùng những pha dứt điểm sắc bén, Trường ĐH Đà Lạt sẽ gây nhiều bất ngờ cho đội bóng thành phố biển Nha Trang. Với tinh thần quyết tâm dành tấm vé vào vòng chung kết, vượt qua kỷ niệm buồn ở mùa giải trước, đội bóng cao nguyên hứa hẹn sẽ lập siêu phẩm dành chiến thắng ở "cuộc gặp duyên nợ" với Trường ĐH Nha Trang.Hôm nay, thời tiết tại thành phố biển Nha Trang khá mát mẻ, nhiều gió, đây là điều kiện thuận lợi dành cho đội bóng "phố núi" Trường ĐH Đà Lạt trong lượt trận ra quân. "cuộc gặp duyên nợ" giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Đà Lạt sẽ mang lại nhiều pha đi bóng và dứt điểm đẹp mắt, khuấy động bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang.
Arsenal chính thức ra giá cho một trong những tay săn bàn nóng bỏng nhất châu Âu
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
tiệm bánh hoàng tử bé tap 213
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư